Vận mẫu có thể hiểu là phụ âm vần (phần vần) của một âm tiết tiếng Trung.
Vận mẫu (phụ âm vần) được coi là thành phần cơ bản của một âm tiết tiếng Trung. Bởi vì một âm tiết có thể thiếu Thanh mẫu (phụ âm đầu) hoặc Thanh điệu (dấu câu), nhưng không thể thiếu Vận mẫu.
Trong tiếng Hán có tổng cộng 36 vận mẫu gồm:
Vận Mẫu (Phụ âm vần) được chia thành 4 nhóm là:
6 vận mẫu đơn + 13 vận mẫu kép + 16 vận mẫu mũi + vận mẫu đặc biệt
Vận mẫu đơn do 1 nguyên âm cấu thành được gọi là vận mẫu đơn. Trong tiếng Trung gồm có 6 vận mẫu đơn bao gồm a, o, e, i, u, ü.
Cách phát âm: Vị trí lưỡi và khẩu hình giữ nguyên không thay đổi trong suốt quá trình phiên âm.
Vận mẫu phức (vận mẫu kép) do 2 hoặc 3 nguyên âm cấu thành. Trong bảng chữ cái tiếng Trung gồm có 13 vận mẫu kép bao gồm: ai, ei, ao, ou, ia, ua, ie, uo, üe, iao, iou, uai, uei.
Vận mẫu mũi là vận mẫu cấu tạo bởi 1 hoặc 2 nguyên âm theo sau là phụ âm mũi. Trong bảng chữ cái tiếng Trung gồm có 16 vận mẫu mũi, cụ thể:
Vận mẫu mũi trước: an, ian, uan, üan, en, in, uen, ün.
Vận mẫu mũi sau: ang, iang, uang, eng, ing, ueng, ong, iong
Vận mẫu cong lưỡi là vận mẫu đặc biệt, là âm tiết riêng và không ghép được với bất cứ phụ âm hay nguyên âm nào.
Ngoài ra, trong tiếng Trung còn có âm “ng”. Âm này chỉ đứng sau nguyên âm mà không thể đứng trước nguyên âm như trong tiếng Việt.
Sau đây là hướng dẫn cách đọc các vận mẫu tiếng Trung chuẩn giao tiếp:
Cách đọc vận mẫu đơn:
Cách đọc vận mẫu kép
Cách đọc vận mẫu mũi
Cách phát âm vận mẫu cong lưỡi (er)